Có bao nhiêu loại kích thước khổ giấy? Công dụng của từng loại là gì?
06.01.2023
Giấy là một loại văn phòng phẩm được sử dụng cực kỳ phổ biến hiện nay ở cả trường học, bệnh viện, văn phòng,..Với mỗi loại giấy sẽ được chia thành những kích cỡ khác nhau và các tiêu chuẩn phân chia theo từng khu vực. Điều này sẽ làm cho chúng ta hay bị nhầm lẫn và không thể phân biệt được các loại giấy với nhau. Hôm nay Office Solution sẽ giúp bạn tìm hiểu về kích thước khổ giấy và công dụng của từng loại giấy đó.
Các tiêu chuẩn về kích thước khổ giấy
Hiện nay, tiêu chuẩn về kích thước khổ giấy được quy định theo 2 tiêu chuẩn chính: tiêu chuẩn quốc tế IOS 216, tiêu chuẩn Bắc Mỹ. Chi tiết về 2 tiêu chuẩn này được nêu rõ dưới đây:
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 là tiêu chuẩn được Viện tiêu chuẩn Đức nghiên cứu và công bố vào năm 1922. Đa số các khổ giấy được sử dụng hiện nay đều được tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 216.
Kích thước các loại khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 được chia thành 3 loại: A,B,C. Mỗi loại giấy sẽ có lịch sử ra đời khác nhau và được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Tính đến hiện tại, tiêu chuẩn quốc tế ISO 216 đã được lựa chọn làm tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giấy trong in ấn.
Những loại giấy được dùng nhiều nhất hiện nay
Xem ngay: Các loại văn phòng phẩm cho văn phòng cần thiết nhất hiện nay
Tiêu chuẩn Bắc Mỹ
Tiêu chuẩn Bắc Mỹ là loại tiêu chuẩn chính được sử dụng nhiều trong ngành thiết kế đồ hoạ và in ấn ở khu vực Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada và Mexico). Theo viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) kích thước của khổ giấy được xác định theo đơn vị inch và kích thước trang tính được tính trên bội số của kích thước tiêu đề. Ví dụ như: 17 x 22, 23 x 35, 25 x 38,..
Kích thước các loại khổ giấy:
Kích thước các loại khổ giấy A
Đây là loại giấy được sử dụng nhiều nhất ở tất cả các văn phòng, trường học hay cơ quan công đoàn nào. Loại giấy này được sử dụng chủ yếu trong in ấn, vì vậy lượng tiêu thụ cũng luôn lớn nhất,.. Giấy loại A có thể được chia thành: A0, A1, A2, A3, A4,...
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (cm) | Kích thước (inch) | Kích thước (Pixels) |
A0 | 841mm × 1189mm | 84,1cm × 118,9cm | 33,1 × 46,8 | 9933 x 14043 |
A1 | 594mm × 841mm | 59,4cm × 84,1cm | 23,4 × 33,1 | 7022 x 9933 |
A2 | 420mm × 594mm | 42cm × 59,4cm | 16,5 × 23,4 | 4961 x 7022 |
A3 | 297mm × 420mm | 29,7cm × 42cm | 11,69 × 16,54 | 3508 x 4961 |
A4 | 210mm × 297mm | 21cm × 29,7cm | 8,27 × 11,69 | 2480 x 3508 |
A5 | 148mm × 210mm | 14,8cm × 21cm | 5,83 × 8,27 | 1748 x 2480 |
A6 | 105mm × 148mm | 10,5cm × 14,8cm | 4,1 × 5,8 | 1240 x 1748 |
A7 | 74mm × 105mm | 7,4cm × 10,5cm | 2,9 × 4,1 | |
A8 | 52mm × 74mm | 5,2cm × 7,4cm | 2,0 × 2,9 | |
A9 | 37mm × 52mm | 3,7cm × 5,2cm | 1,5 × 2,0 | |
A10 | 26mm × 37mm | 2,6cm × 3,7cm | 1,0 × 1,5 | |
A11 | 18mm × 26mm | 1,8cm × 2,6cm | ||
A12 | 13mm × 18mm | 1,3cm × 1,8cm | ||
A13 | 9mm × 13mm | 0,9cm × 1,3cm |
Xem ngay: Mua đồ văn phòng phẩm ở đâu rẻ? Bật mí 5 nguồn uy tín
Kích thước giấy khổ B
Các loại giấy khổ B thường được sử dụng để làm sách, giáo án, tài liệu. Hoặc trong in ấn chúng được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực địa lý, kích thước các loại giấy khổ B sẽ được định nghĩa khác nhau ở Nhật Bản và khu vực tiêu chuẩn ISO.
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (inch) |
B0 | 1000 × 1414 | 39,4 × 55,7 |
B1 | 707 × 1000 | 27,8 × 39,4 |
B2 | 500 × 707 | 19,7 × 27,8 |
B3 | 353 × 500 | 13,9 × 19,7 |
B4 | 250 × 353 | 9,8 × 13,9 |
B5 | 176 × 250 | 6,9 × 9,8 |
B6 | 125 × 176 | 4,9 × 6,9 |
B7 | 88 × 125 | 3,5 × 4,9 |
B8 | 62 × 88 | 2,4 × 3,5 |
B9 | 44 × 62 | 1,7 × 2,4 |
B10 | 31 × 44 | 1,2 × 1,7 |
B11 | 22 × 31 |
|
B12 | 15 × 22 |
|
Kích thước giấy khổ C
Khổ giấy C thường ít được sử dụng trong in ấn nhưng cũng được phân chia tương tự khổ giấy loại A và B. Kích thước khổ giấy này được chia thành 11 loại bao gồm từ C0 – C10
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (inch) |
C0 | 917 × 1297 | 36,1 × 51,1 |
C1 | 648 × 917 | 25,5 × 36,1 |
C2 | 458 × 648 | 18.0 × 25.5 |
C3 | 324 × 458 | 12.8 × 18.0 |
C4 | 229 × 324 | 9.0 × 12.8 |
C5 | 162 × 229 | 6.4 × 9.0 |
C6 | 114 × 162 | 4.5 × 6.4 |
C7 | 81 × 114 | 3.2 × 4.5 |
C8 | 57 × 81 | 2.2 × 3.2 |
C9 | 40 × 57 | 1.6 × 2.2 |
C10 | 28 × 40 | 1.1 × 1.6 |
Xem ngay: Có bao nhiêu loại kích thước khổ giấy? Công dụng của từng loại là gì?
Lợi ích khi sử dụng nhiều loại kích cỡ khác nhau
Sự tiện lợi
Hầu hết các máy photocopy, máy in hoặc thiết bị in ấn trên thị trường hiện nay đều được thiết kế để sử dụng loại giấy có kích cỡ chuẩn của Châu Âu.
Trong in ấn Word hay Excel văn phòng cũng thế. Nếu bạn nắm bắt về kích cỡ khổ giấy thì việc in ấn trở nên thẩm mỹ, đẹp mắt hơn.
Sử dụng giấy có kích sẽ rất tiện lợi khi in ấn
Độ phổ biến cao
Hầu như hiện tại, ở tất cả các quốc gia đều sử dụng các kích thước có tiêu chuẩn như chúng tôi kể trên. Do đó, hầu hết tất cả khách hàng đều lựa chọn in ấn hoặc photocopy bằng các kích cỡ này.
Có tính linh hoạt
Các khổ giấy đều có sự liên kết với nhau thông qua kích thước (Ví dụ: Kích cỡ A4 sẽ chỉ bằng một nửa kích cỡ A3, nhưng nó lại to gấp 2 kích cỡ A5). Nếu trong trường hợp hết giấy A5, bạn có thể dùng giấy A4, A3 để cắt ra dùng thay thế trong in, photocopy.
Có nhiều phần mềm hỗ trợ in ấn
Ngày nay có đa dạng các phần mềm khác nhau trên máy tính hỗ trợ trong quá trình in ấn. Một số ví dụ như phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, AutoCAD, CoreL DRAW, Word, Excel,…
Hầu hết các phần mềm đều hỗ trợ in ấn
Như vậy trong bài viết này, Office Solution đã mang đến cho bạn những thông tin chi tiết nhất về kích thước các loại khổ giấy có trên thị trường hiện nay. Để được tư vấn, báo giá chi tiết bạn vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo hotline bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem ngay: Văn phòng phẩm trọn gói là gì? Những điều bạn cần biết về văn phòng phẩm trọn gói
- Website: https://officesolutions.com.vn/
- Hotline: 0346638648
- Địa chỉ: Tầng 2, LL7 Tam Đảo, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Bình luận sản phẩm
-
0 Bình luận